Đăng Nhập
  
  
  

 Thông báo
  
 Liên hệ web
  
 Clip
|<<    <   
[1]2345
   >    >>|
  
  
  
THAM QUAN VĂN MIẾU - AM CHÚA

Trường THCS Trần Quang Khải đã tiến hành tổ chức cho các em giáo sinh đi tham quan Văn Miếu Diên Khánh và Đại An Núi Chúa nhằm giúp các em hiểu hơn lịch sử địa phương mình.

Lời mở đầu.
Diên Khánh là một vùng đất trù phú và có nền văn hiến lâu đời. Trong đó văn miếu Diên Khánh là một nơi ghi lại những dấu ấn lịch sử oanh liệt của vùng đất này. Bên cạnh đó còn có Đại An Núi Chúa nằm sừng sững trên núi nơi gắn liền với truyền thuyết thiên Y A Na – người mẹ xứ sở. Ngày 27/2 chúng tôi (đoàn TT CĐSP Nha Trang) cùng các thầy cô trường Trần Quang Khải đã đi tham quan học tập ở 2 địa điểm trên.
I. VĂN MIẾU KHÁNH HÒA- CÔNG TRÌNH TÂM HUYẾT RẤT ĐÁNG ĐƯỢC TRÂN TRỌNG
Cảm nhận đầu tiên và cuối cùng của chúng tôi là: mặc dầu có những hạn chế, khó khăn về nguồn tư liệu do những thăng trầm của lịch sử, nhưng những gì tôi thấy và nghe được từ bác quản lí văn miếu thật quí giá, rất đáng được trân trọng với những ai quan tâm đến khôi phục , giữ gìn và phát triển văn hóa Việt, đặc biệt là với lớp trẻ hôm nay và mai sau.
Năm 1803 Dinh Bình Hòa được lệnh chung như cá Dinh, Trấn khác của Vua Gia Long, dựng văn miếu để tôn thờ đức Khổng Tử ( vị thánh triết phương Đông)
Địa điểm xây dựng văn miếu là: xã Phú Lộc- huyện Hoa Châu. Hướng nam của Văn miếu có con sông, hướng Bắc có núi Đại Điền nằm trong vùng núi của dãy Trường Sơn bao xuống. Sau khi văn miếu Bình Hòa xây dựng xong ( tiền thân văn Miếu Khánh Hòa) và ngày nay là Văn Miếu Diên Khánh.
Bước vào cổng tôi thấy ngay một Bia đá. Bia đá của văn chỉ Diên Khánh là bia đá có niên đại xưa thứ hai tại tỉnh Khánh Hòa. Trên bia đá ghi danh 258 người đóng góp xây dựng văn chỉ. Bước vào trong là cấu trúc Văn Miếu.
Tòa chính Văn miếu gian giữa thờ đức Khổng Tử, hai bên Tả Hữu thơ “Tứ phối” là những bậc hiền tài .Trước tòa chính là một “Bái đường” trước bái đường có một cái sân rộng được lát gạch. Hai bên sân là 2 dãy Tả Vu và Hữu Vu đối nhau theo hình chữ môn. Hai bên Tả Vu và Hữu Vu là án thờ “ Thất thập nhi hiền” và các bậc tiên hiền tiên nho.

Thắp hương tưởng niệm các vị tổ tiên

Sinh hoạt, tìm hiểu về truyền thống văn miếu

Kỉ niệm đoàn sinh viên thực tập tại văn miếu

II. Đại An Tam Quan Môn
Chúng ta vừa thăm quan Văn Miếu Diên Khánh. Khi đến đến với Diên Khánh, chúng ta không thể bỏ qua một địa danh lịch sử “ Đại An Tam Quan Môn” hay gọi tắt là Am Chúa. Am Chúa thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đó là nơi thờ cúng, tưởng nhớ thánh mẫu A Na. Một người mẹ của người dân Việt Nam. Bà vốn là người tiên giáng trần ẩn thân trong cây kì nam. Khi rời bỏ khỏi cây kì nam, bà làm con gái của một cặp vợ chồng già không con.Bà sống trong gia đình rất êm ấm, vui vẻ và tràn đầy tình thương. Từ ngày có sự xuất hiện của bà, gia đình hai ông bà cụ luôn rộn vang tiếng cười, nhà cửa luôn sạch đẹp và cơm nước tươm tất. Bởi một lời la rầy nhỏ của người mẹ nuôi, bà đã buồn tủi và bỏ đi. Bà lại ẩn thân trong cây kì nam và mặc cho dòng nước lớn đưa đẩy. Dòng nước lơn đã đưa đẩy bà đến sứ sở Trung Hoa. Khi cây kì nam tấp vào bờ, người dân thấy cây lạ và tỏa ra mùi hương rất thơm, bèn xúm lại nhắc về nhưng không một ai có thể nhắc nổi. Lúc bấy giờ, hoàng tử nước Trung Hoa đang trong độ tuổi chọn vợ nhưng chwancos một ai ưng thuận. Nghe tin lạ về cây kì nam, chàng lấy làm hứng thú và tìm đến xem. Nhưng bất ngờ, chàng nhấc lên gọn nhẹ như thường. Chàng cho đó là duyên bè cho binh lính đem về trong cung trưng bày trong một căn phòng riêng. Tối đến, trong cây kì nam thoát ra một mùi thơm và bà xuất hiện nhảy múa. Thái tử lấy làm lạ và bắt được nàng. Từ đó họ trở thành đ ô vợ chồng sống bên nhau và sinh được 2 người con. Thời gian trôi qua, vì tình thương quê hương, thương cha mẹ, bà đã bỏ thủ cấp của mình ở lại, hóa thân vào cây kỳ nam và trở về nước. Khi về nước bà đữ không gặp được cha mẹ mình nữa vì họ đã ra đời. Thánh mẫu Ana buồn rầu đắp mộ cho cha me. Tù đó, bà đã lấy những gì học được từ nươc trung Quốc dạy lại cho dâm chúng. Bà dạy cho mọi người biết trồng lương thực, biết dệt vải. Bà được dân làng yêu mến và kính trọng. Thời gian sau, bà cũng trở lại thiên đình . Còn về chàng Thái Tử nhớ vợ ben sai lính đi thuyền qua rước bà. Họ cho rằng dân làng đã dấu bà đi nên đã ra sức chém giết tàn sát dân làng. Chính vì tình thương dành cho dân làng bà đã dùng nước nhấn chìm hết bọn quân linh bảo vệ mọi người. Từ đó bà được người dân lập bàn thờ , tạc tượng để tưởng nhớ, biết ơn. Thánh A Na được nhiều người biết đến, và mọi người đến thắp hương để cầu xin những việc lành, công ăn việc làm thuận lợi. Nhân những ngày lễ lớn như nguyên đáng, đoan ngọ…Không những thế, Am chúa còn là nơi tham quan của nhiều khách du lịch tìm đến về lịch đảng, đoan ngọ… Không những thế Am chúa còn là nơi tham quan của nhiều khách du lịch tìm hiểu về di tích lịch sử của dân tộc Việt Nam . Vì vậy chúng ta càng tự hào mình là con dân của bà và chung tay góp phần xây dựng, Am Chúa ngày càng khang trang hơn. Tuyên truyền cho mọi người biết đến người mẹ tinh thần, là một di tích lịch sử văn hóa của dân tộc ta.


Cổng Đại An Tam Quan Môn

Sinh hoạt, tìm hiểu truyền thống Am Chúa


Kỉ niệm đoàn SVTT tại Am Chúa

Kết luận
Qua chuyến đi tham quan di tích văn hóa lịch sử chúng tôi cảm thấy tự hào về vùng đất Diên Khánh anh hùng hiếu học. Qua đó ,chúng tôi được chứng minh những gì mình học, khắc sâu và bổ sung thêm kiến thức vào vốn hiểu biết . Để có được điều đó,chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tạo mọi điều kiện ,giúp đỡ hướng dẫn chúng tôi hoàn thành tốt chuyến đi tham quan đầy lí thú và bổ ích này. Chúng tôi mong muốn sẽ có thêm nhiều chuyến đi như thế này hơn nữa để có thể bổ sung những kiến thức về lịch sử văn hóa truyền thống dân tộc của vùng đất Khánh Hòa nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Một lần nữa chúng tôi xin cảm ơn đoàn trường Trần Quang Khải đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt chuyến đi. Chúc thầy cô sức khỏe và thành công.

 
 Lượt truy cập
  
 Kết quả học tập
  
 Trường học mới VNEN
  
 Hỗ trợ cá nhân đơn vị
  
 Hình ảnh
  
Địa chỉ: xã Diên Điền - huyện Diên Khánh - Khánh Hòa
Điện thoại: (058) 3.772.523 Email: c2tqkhai.dk@khanhhoa.edu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thị Trường
Thiết kế bởi CenIT