Bài tư vấn nêu lên các vấn đề về ứng xử có văn hóa như: khi gặp giáo viên, nhân viên nhà trường hoặc khách đến thăm trường các em cần “dạ thưa” và chào hỏi một cách lễ phép và lịch sự tránh việc nói dài dòng và bất kính. Đối với cha mẹ ông bà cần có thái độ ứng xử lễ phép, biết vâng lời, đi đâu cũng phải xin phép, đối với bạn bè cần chan hòa, ứng xử tôn trọng nhau, không gọi các từ biệt danh hoặc tự đặt tên riêng cho bạn. Khi cần thiết sự giúp đỡ từ bạn bè và thầy cô giáo, người lớn tuổi cần có thái độ chân thành và mong muốn giúp đỡ phải thực hiện các nguyên tắc ứng xử chuẩn mực như: “Thưa thầy, cô cho em làm phiền một chút”… Khi cần xin lỗi nên lựa chọn thời điểm thích hợp để xin lỗi tránh gặp và xin lỗi khi có đông người và khi thầy cô đang bận việc…Đồng thời, Cô Lê Thị Bảo Ngọc – tổ tư vấn tâm lý cũng đã làm rõ nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp phòng ngừa bạo lực học đường. Qua đó định hướng cho học sinh những hướng xử lý cơ bản khi gặp phải tình huống bạo lực. Việc ứng xử có văn hóa giúp các em hs tôn trọng nhau, có cách ứng xử tốt và giảm được các nguy cơ xấu như rối loạn cảm xúc, bất đồng ý kiến và giảm thiểu nguy cơ bạo lực xảy ra trong học đường. Đây là một hoạt động có ý nghĩa và lợi ích cho học sinh, các em tham gia trả lời các câu hỏi từ tổ tư vấn rất nhiệt tình và hào hứng. Đặc biệt là các em hs khối 6,7 có rất nhiều ý kiến và câu trả lời đầy thú vị..
Bài tư vấn tâm lý dưới cờ giúp các em rút ra các bài học cho bản thân trong cách ứng xử với bạn bè, thầy cô và người lớn tuổi. Hy vọng các em sẽ xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, lành mạnh.













